Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017

Trẻ quấy khóc, tái nhợt lại sau tiêm vắc-xin 5 trong 1

. Nếu đủ điều kiện tiêm chủng tiếp thì trường hợp của bé nên sử dụng vắc xin Pentaxim hoặc Infranrix Hexa thay cho Quinvaxem để hạn chế tác dụng phụ có thể gặp phải. Sau khi tiêm chủng phải được theo dõi sát, đề phòng những phản ứng nặng có thể xảy ra để xử trí kịp thời.


Thưa bác sĩ, con nhà em lúc được 3 tháng tuổi có tiêm phòng vắc-xin 5 trong 1, sau khi tiêm được 3 tiếng cháu bắt đầu sốt quấy khóc sau đó còn có biểu hiện mặt mũi tái nhợt. Ngay sau đó gia đình em có đưa cháu đến bệnh viện thì mặt mũi cháu lại hồng hào trở lại, bác sĩ có giữ lại theo dõi và khi đã kiểm tra thấy cháu bình thường bác sĩ đã cho về nhà chăm sóc. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có nên cho cháu đi tiêm mũi 5 trong 1 tiếp theo không vì em sợ nếu tiêm tiếp thì những biểu hiện như lần trước sẽ nặng hơn. Cảm ơn bác sĩ (0982***253)
Tư vấn từ ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân đội:
Chào em !
Ai trong chúng ta cũng muốn sức khỏe mình luôn được tốt nhất . Ai cũng muốn mình không bị bệnh tật , luôn thấy sống thoải mái ,vui vẻ . Ngày nay ,với nhiều nghiên cứu khoa học được phát triển , việc chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn . Và dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong quá trình đó . Với chế độ dinh dưỡng và lịch tập thể thao hợp lý , thì bạn sẽ luôn được khỏe mạnh và vui vẻ với cuộc sống hiện nay.

- Trường hợp bé nhà em có biểu hiện khóc, sốt, và da tái sau tiêm vắc xin là một phản ứng ít gặp ở mức độ vừa, thường xảy ra từ vài phút đến vài giờ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 và thường hồi phục hoàn toàn. Nếu những phản ứng da tái, kèm theo sốt, khó thở, nhịp thở nhanh nông… thường liên quan đến một tình trạng dị ứng, trong trường hợp này thì bé có thể có phản ứng dị ứng nhẹ nên không nên tiếp tục sử dụng vắc xin cũ vì có thể có nguy cơ phản ứng dị ứng nặng hơn trong lần tiêm sau.
- Bạn cần phải thông báo với bác sĩ về các phản ứng phụ gặp phải sau khi tiêm chủng, các loại thuốc mà cháu có tiền sử dị ứng Bác sĩ tại trung tâm y tế dự phòng sẽ kiểm tra, đánh giá trước khi có quyết định tiêm chủng cho bé hay không. Nếu đủ điều kiện tiêm chủng tiếp thì trường hợp của bé nên sử dụng vắc xin Pentaxim hoặc Infranrix Hexa thay cho Quinvaxem để hạn chế tác dụng phụ có thể gặp phải. Sau khi tiêm chủng phải được theo dõi sát, đề phòng những phản ứng nặng có thể xảy ra để xử trí kịp thời.
Sức Khỏe Người Cao Tuổi
Sức Khỏe Phụ Nữ
Sức Khỏe Sinh Sản
Sức Khỏe Thanh Niên
Sức Khỏe Tình Dục
Thói Quen Tốt
Tủ Thuốc Gia Đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét